3 loại sơn kết cấu thép phổ biến hiện nay? Cách thi công từng loại?
Sơn kết cấu thép là dòng sơn có công dụng chính là bảo vệ các bề mặt kết cấu thép trước sự mài mòn do chịu tác động của môi trường như nước biển, hóa chất,... giúp gia tăng tuổi thọ của công trình cũng như khả năng chịu tải trọng. Dòng sơn này hiện được chia làm 3 loại chính và để giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 dòng sơn này, Tâm Hương Paint đã tổng hợp chi tiết các thông tin về tính chất, thành phần cũng như cách sử dụng sơn kết cấu thép trong bài viết dưới đây.
Phân loại sơn kết cấu thép
Hiện nay, sơn kết cấu thép được phân thành 3 loại sau đây:
Sơn kết cấu thép gốc Alkyd
Đây là loại sơn kết cấu thép 1 thành phần được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Bao gồm các loại sơn phủ trang trí và sơn chống rỉ, thường được sử dụng trong thi công tòa nhà văn phòng, nhà máy xí nghiệp hay các loại xe tải chở hàng,... nhằm bảo vệ các kết cấu thép của các công trình này.
Tính chất
- Có khả năng bám dính tốt trên bề mặt và thời gian khô cứng nhanh chóng.
- Thi công tiện lợi và dễ dàng.
- Độ bền màu cao cùng khả năng chống rỉ sét tốt trong các môi trường ăn mòn.
- Màu sắc: sơn kết cấu kép gốc Alkyd 1 thành phần thường có 2 màu phổ biến là nâu đỏ và xám (ghi).
- Độ bóng: tùy vào từng hãng sơn mà sơn kết cấu thép gốc Alkyd sẽ có mức độ bóng khác nhau.
- Độ phủ của sơn phụ thuộc vào các yếu tố như tay nghề thợ, bề mặt thi công, mục đích sử dụng và công tác chuẩn bị…
Thành phần sản xuất
Thành phần sản xuất
Thành phần của sơn kết cấu thép gốc Alkyd bao gồm:
- Nhựa alkyd dầu dài
- Bột độn
- Dung môi
- Bột màu chống gỉ
- Phụ gia đặc biệt khác
Cách thi công
- Bước 1 - Vệ sinh bề mặt thi công:
Bạn cần vệ sinh sạch sẽ các bề mặt cũng như đảm bảo các bề mặt thi công khô ráo, không còn tạp chất. Lưu ý, cần phải loại bỏ toàn bộ các lớp sơn cũ trước khi thi công lớp sơn mới.
- Bước 2 - Tiến hành đo nhiệt độ và độ ẩm:
Lưu ý, cần đo gần bề mặt hay vật liệu cần sơn và nhiệt độ bề mặt vật liệu thi công cần cao hơn nhiệt độ điểm sương từ 3°C trở lên.
- Bước 3 - Thi công:
Sau khi đã vệ sinh và đảm bảo nhiệt độ thi công phù hợp. Bạn bật nắp, khuấy đều sơn và sử dụng các dụng cụ sơn chuyên dụng như chổi quét sơn, ru lô hoặc máy phun sơn để sơn trực tiếp lên các bề mặt.
Thông thường, số lớp thi công sẽ là 1 lớp sơn lót chống rỉ và 2 lớp sơn phủ. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể sơn 2 lớp sơn lót chống rỉ và 3 lớp sơn phủ. Và khoảng thời gian giữa hai lần sơn liên tiếp tối thiểu là 2 giờ và tối đa là 8h trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 30°C.
Sơn kết cấu thép gốc Epoxy
Sơn kết cấu thép gốc Epoxy
Sơn kết cấu thép gốc Epoxy là loại sơn chống rỉ có hai thành phần chính là chất đóng rắn Polyamide và sơn. Loại sơn này thường được sử dụng cho hầu hết các kết cấu thép trong môi trường có tính ăn mòn cao nhằm tạo lớp màng chống tình trạng bị mài mòn, tăng tuổi thọ cho công trình.
Tính chất
- Khả năng chống ăn mòn tuyệt vời trước nước biển, nhiên liệu, dầu thô.
- Thi công dễ dàng.
- Khả năng chống rỉ và chống tia UV rất tốt.
- Có độ bám dính tốt và sử dụng được trên cả thép cũ.
- Màu sơn: sơn kết cấu thép gốc Epoxy 1 thành phần cũng có 2 màu là nâu đỏ và xám. Còn sơn Epoxy kết cấu thép 2 thành phần thì sở hữu bảng màu sơn đa dạng hơn.
- Độ phủ lý thuyết: Trong trường hợp độ dày màng sơn hoàn thiện là 100µm thì 1kg sơn kết cấu thép gốc Epoxy sẽ sơn được khoảng 7-8m2. Tuy nhiên, tùy vào loại sơn, bề mặt sơn cũng như tay nghề thi công mà độ phủ sơn có thể khác nhau.
Thành phần sản xuất
- Nhựa epoxy 75%
- Bột độn
- Phụ gia chống gỉ: kẽm phosphate và kẽm oxit
- Dung môi
- Chất đóng rắn Polyamide
Cách thi công
Cách thi công
- Bước 1 - Vệ sinh về mặt thi công:
Bạn cần loại bỏ tất cả vết bẩn, bụi mịn, dầu mỡ và các lớp sơn cũ một cách sạch sẽ trước khi tiến hành thi công sơn lớp mới. Trong trường hợp bề mặt thi công bị lồi lõm hay có khe nứt, bạn cần dùng bột bả chuyên dụng để sửa chữa.
- Bước 2 - Tiến hành đo nhiệt độ và độ ẩm:
Điều kiện về nhiệt độ bề mặt thi công và nhiệt độ môi trường khi sử dụng sơn kết cấu thép Epoxy tương tự như gốc Alkyd.
- Bước 3 - Thi công:
Vì là dòng sơn có 2 thành phần nên bạn cần phải trộn từng thành phần của sơn kết cấu thép Epoxy sau đó mới đổ từ từ phần sơn vào chất đóng rắn và trộn đều cho đến khi tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
Bạn không nên đổ trực tiếp hai thành phần vào nhau rồi mới tiến hành trộn. Điều này sẽ khiến cho việc trộn sơn không đều làm giảm đi chất lượng của lớp sơn hoàn thiện. Ngoài ra, tùy vào từng loại sơn mà bạn có thể sử dụng dung môi pha sơn phù hợp.
Lưu ý: sơn kết cấu thép gốc Epoxy có thời gian sống nhất định tùy thuộc vào hãng sơn mà thời gian này có thể là 6h, 8h hay 12h,... Vì vậy, bạn chỉ nên trộn một lượng sơn vừa đủ để thi công trong khoảng thời gian này để có thể sử dụng sơn lâu dài.
Sau khi đã trộn sơn, bạn sử dụng cọ, chổi quét hay máy phun sơn để thi công sơn lên các bề mặt. Tương tự như gốc Alkyd, số lớp đề nghị thi công sơn Epoxy chống rỉ và sơn phủ Epoxy lần lượt là 1 lớp và 2 lớp. Thời gian giữa các lớp sơn cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường thi công, thông thường sẽ dao động từ 6h - 12h.
Sơn kết cấu thép gốc PU
Sơn kết cấu thép gốc PU
Sơn kết cấu thép gốc PU là dòng sơn phủ có 2 thành phần, được sản xuất từ nhựa Polyurethane. Dòng sơn này thường được sử dụng để bảo vệ tuổi thọ cho các thiết bị máy móc, bồn chứa công nghiệp, kết cấu sắt thép ngoại thất, ống gió, kết cấu tàu thuyền,... trước sự ăn mòn từ môi trường.
Tính chất
- Khô nhanh, bề mặt sau khi hoàn thiện sẽ có độ cứng nhất định.
- Có khả năng chống chịu sự ăn mòn từ môi trường tốt.
- Có khả năng chịu tia UV, hóa chất và dung môi rất tốt.
- Giúp làm tăng tuổi thọ và tăng độ bền màu của các kết cấu thép.
- Sở hữu bảng màu sơn đa dạng
Thành phần sản xuất
- Nhựa acrylic
- Dung môi công nghiệp
- Đóng rắn: HDI Coronate HX; Coronate HX-T
- Bột độn
Cách thi công
Các bước thi công sơn kết cấu thép PU tương tự như khi thi công sơn kết cấu thép gốc Epoxy. Và số lớp thi công là 1 lớp sơn lót chống rỉ Epoxy và 2 lớp sơn phủ PU kết cấu thép.
Đại lý phân phối sơn kết cấu thép chính hãng - Tâm Hương Paint
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị phân phối các sản phẩm thuộc dòng sơn kết cấu thép trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể nhận được sản phẩm chính hãng với chất lượng tốt, bạn nên ưu tiên lựa chọn mua sơn các đại lý uy tín và đáng tin cậy.
Đại lý phân phối sơn kết cấu thép chính hãng
Tâm Hương Paint - Đại lý chuyên phân phối sơn kết cấu thép chính hãng. Đến với chúng tôi, bạn có thể an tâm về chất lượng của sơn bởi Tâm Hương Paint chỉ nhập hàng trực tiếp từ các nhà máy sơn uy tín và sơn được sản xuất với lô mới liên tục. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn sản phẩm sơn chất lượng với mức giá cạnh tranh phù hợp với mọi đặc tính của công trình.
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà Tâm Hương Paint muốn chia sẻ về “3 loại sơn kết cấu thép phổ biến hiện nay”. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về dòng sơn kết cấu thép và lựa chọn cho mình một đơn vị phân phối sơn chính hãng!
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG TÂM HƯƠNG
Địa chỉ: 253 Tân Hương, P. Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0933. 889. 882 - 0909.268.320 - 0933.482.882
Email: tamhuongpaint@gmail.com