So sánh sơn PU và sơn Epoxy chi tiết

Sơn Epoxy và sơn Pu là 2 dòng sơn công nghiệp được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Hai dòng sơn này đều sở hữu cho mình những điểm riêng biệt về thành phần, tính chất và cách sử dụng riêng. Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn dòng sơn nào, hãy cùng Tâm Hương Paint tìm hiểu chi tiết về hai dòng sơn này trong bài viết “So sánh sơn PU và sơn Epoxy” dưới đây:

Điểm giống nhau giữa sơn Pu và sơn Epoxy

Điểm giống nhau giữa sơn Pu và sơn Epoxy

Sơn Epoxy và sơn PU (PolyUrethane) đều là 2 sản phẩm sơn cao cấp thuộc dòng sơn công nghiệp. Hai dòng sơn này đều có các công dụng nổi bật như khả năng bảo vệ các bề mặt kiến trúc; khả năng kháng hóa chất, chống ăn mòn; khả năng chống trơn trượt và giúp làm sáng các không gian kiến trúc.

Điểm khác nhau giữa sơn PU và sơn Epoxy

Mặc dù sở hữu chung những công dụng nổi bật kể trên, thế nhưng, giữa hai dòng sơn này vẫn có những nét riêng biệt mà người dùng có thể phân biệt và lựa chọn một cách dễ dàng như:  

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là các thông số kỹ thuật của sơn PU và sơn Epoxy mà bạn có thể đối chiếu để thấy rõ được phần nào các điểm khác nhau của 2 dòng sơn này:

Sơn Epoxy

Sơn PU (PolyUrethane)

Thời gian khô cứng

6 - 8 ngày

2 - 4 ngày

Nhiệt độ thi công

> 10°C

-6°C đến 43°C

Độ liên kết với bê tông

Rất tốt

Yếu

Độ co giãn

Thấp

Tốt

Độ linh hoạt

Không có

Tốt

VOCs

Thấp

Cao

Mùi

Kháng xăng dầu

Thấp

Cao

Kháng hóa chất

Thấp

Cao

Chống UV

Không có

Cao

Có thể sử dụng ngoài trời

Không

Chịu sốc nhiệt

Không có

Tốt

Bảng 1: Sự khác nhau về thông số kỹ thuật của sơn Epoxy và sơn Pu

Thành phần

Dưới đây là những điểm khác nhau về thành phần của 2 dòng sơn này:

Sơn Epoxy

Sơn PU

Chất kết dính

Là chất dùng để tạo độ kết dính cho 2 thành phần: bột và màu sơn, giúp tạo thành màn dính trên các bề mặt kiến trúc.

Tùy vào mục đích sử dụng sơn Epoxy và loại sơn phủ được sử dụng mà có thể dùng các loại chất kết dính khác nhau.

- Đối với sơn PU có 1 thành phần, chất kết dính được sử dụng sẽ là polyol hay polyisocyanate đã được biến đổi với gốc isocyanate chưa kích hoạt.

- Đối với sơn PU có 2 thành phần, polyester polyol hay polyol sẽ được dùng làm chết kết dính.

Chất độn

Cao lanh, canxi cacbonat hay titan oxit là các chất độn thường được sử dụng nhằm tăng cường các tính năng của lớp phủ như độ cứng, độ bóng, thời gian khô,... 

Không có chất độn.

Chất đóng rắn

Không có chất đóng rắn.

Sơn PU 2 thành phần thường sử dụng các chất đóng rắn có nhiều thành phần khác nhau như: MDI, polyisocyanate,...

Chất tạo màu

Bao gồm màu tự nhiên và tổng hợp dạng bột giúp tăng độ che phủ, độ bền và có tính thẩm mỹ cao.

Bao gồm các thành phần như: carbon black, titan dioxide, bari sunfat,... và màu độn.


Bột màu được sử dụng cho sơn PU đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe hơn các loại hơn khác. Cụ thể, bột màu phải đảm bảo được hàm lượng ẩm thấp nhất định, không có các thành phần phát sinh phản ứng với gốc isocyanate.

Dung môi

Tùy vào loại sơn Epoxy có dung môi hay không, gốc nước hay gốc dầu mà sẽ sử dụng các loại dung môi khác nhau. Cụ thể:

  • Sơn Epoxy gốc nước thì dung môi sẽ là nước
  • Sơn Epoxy gốc dầu thì dung môi sẽ là dầu

Sơn PU sử dụng dung môi không có phản ứng với isocyanate hay nói cách khác là không chứa gốc hydroxyl hoạt động.

Phụ gia

Các chất hóa học

Các chất hóa học

Bảng 2: So sánh sự khác nhau về thành phần của sơn PU và sơn Epoxy

Tính chất

Tiếp theo đây là những điểm khác nhau về tính chất giữa hai dòng sơn Epoxy và sơn PU:

Tính chất của sơn nền Epoxy

Tính chất của sơn Epoxy

  • Chống thấm: Nhờ vào bảng thành phần chủ yếu chứa hợp chất của gốc nhựa composite không chứa este mà sơn Epoxy có khả năng chống thấm cực tốt. Đây cũng là lý do dòng sơn này thường được sử dụng cho nền sàn nhà hoặc các bề mặt kiến trúc đòi hỏi khả năng chống thấm cao.
  • Chống trơn trượt: Mặc dù được biết đến là dòng sơn đem lại bề mặt hoàn thiện có độ sáng bóng cao. Thế nhưng, bề mặt sơn Epoxy lại có độ ma sát và độ bám dính khá tốt nên có khả năng chống trơn trượt hiệu quả.
  • Chống hao hụt và mài mòn: Sở hữu cấu trúc và tính chất hóa học đặc biệt mà sơn Epoxy còn có khả năng chống mài mòn và hao hụt bề mặt do các loại hóa chất khá tốt, giúp đem lại bề mặt sơn bền, đẹp theo thời gian.
  • Chống bám bụi: Như đã đề cập, sơn Epoxy đem lại bề mặt hoàn thiện có độ bóng cao. Thế nên, việc lau dọn bụi bẩn trên bề mặt này sẽ được tiến hành một cách dễ dàng hơn so với các bề mặt thông thường. 
  • Những đặc tính khác: khả năng kháng kiềm, chịu được nhiệt độ cao một cách ổn định lên đến 120°C, tạo ra lớp màn bảo vệ tránh hư hỏng bề mặt do va đập và có khả năng chịu tải trọng lớn tốt.

Tính chất của sơn PU

Tính chất của sơn Pu

  • Chống thấm: Sơn PU là dòng sơn có khả năng chống thấm thuộc Top đầu thị trường hiện nay.
  • Chống chịu được thời tiết và chống hóa chất tốt: nhờ vào bảng thành phần đặc biệt sơn PU có khả năng chống hóa chất mạnh và chịu được tia UV cực tốt.
  • Khả năng bám dính tốt: Trong sơn Epoxy sở hữu thành phần kết dính polycol giúp cho lớp sơn hoàn thiện bám chặt trên các bề mặt kiến trúc, tăng độ bền và tuổi thọ cho bề mặt.
  • Chống sốc nhiệt: Nhờ vào lớp lót PolyUrethane mà sơn PU vẫn có thể duy trì được hiệu suất cũng như không bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ. Vì vậy, dòng sơn này có thể được dùng trong các môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt như phòng lạnh, nhà máy hơi nước, lò sấy,...

Cách sử dụng

Hiện nay, các sản phẩm sơn Epoxy thường được sử dụng trong thi công các công trình công cộng, nhà xưởng, nhà để xe,... như một lớp lót giúp tăng cường độ bám dính và bảo vệ các bề mặt kiến trúc trước những tác động tiêu cực gây mài mòn, trơn trượt, làm giảm tuổi thọ bề mặt. Mặc khác, sơn Epoxy là loại sơn lý tưởng cho các bề mặt bê tông nhờ khả năng lấp đầy và cải thiện các vết nứt trên bề mặt. 

Còn sơn PU thường được sử dụng như một lớp sơn bảo vệ cho các công trình ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và nhiệt độ cao như lò sấy, phòng mổ, phòng thí nghiệm, nhà kho lạnh,...

Tâm Hương Paint - Đại lý chuyên phân phối sơn PU và sơn Epoxy chính hãng

Hiện nay, để có thể mua được các sản phẩm sơn Epoxy và sơn PU chính hãng, bạn nên ưu tiên lựa chọn những đơn vị chuyên phân phối có giấy tờ kinh doanh và độ uy tín nhất định trên thị trường. Tâm Hương Paint tự hào là đại lý chuyên phân phối các sản phẩm sơn PU và sơn Epoxy chất lượng với mức giá siêu cạnh tranh.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị cung cấp sơn Epoxy chính hãng, vui lòng liên hệ ngay với Tâm Hương Paint để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm Epoxy và sơn PU chất lượng cho công trình của bạn!

Bình chọn:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn thấy nội dung hữu ích.

Cảm ơn bạn đã bình chọn.